Một đàn dê núi ở đâu đó của Ethiopia đã mở màn cho lịch sử cây cà phê thế giới, từ truyền thuyết đến các khía cạnh lịch sử, sinh vật học thì Ethiopia là cái nôi của ngành cà phê toàn cầu. Trên các chuyến giao thương hàng hải dưới thời đế chế Hà Han, Cây cà phê đã từ Ethiopia tỏa đi châu Á, rồi châu Mỹ và toàn thế giới.. Những cây cà phê đầu tiên có mặt ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc và đã có những trở mình mạnh mẽ, thoát khỏi các định chế bao cấp, trở thành một trong những cây trồng có giá trị xuất khẩu nhất, và đưa nước ta lên vị trí thứ 2 của bản đồ cà phê thế giới
Lịch sử cây cà phê bắt đầu từ những con… Dê
Nguồn gốc và lịch sử cà phê bắt đầu từ thế kỷ thứ 10 (hoặc thế kỷ thứ 9 theo một số tài liệu khác nhau) và hầu hết đều xoay quanh câu chuyện về sự tình cờ phát hiện bởi những con dê thuộc vùng Capfa (thuộc Ethiopia ngày nay).
Anh chàng chăn dê tên là Kaldi phát hiện ra các con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có hoa trắng và quả màu đỏ, đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Câu chuyện được kể với các thầy tu tại một tu viện gần đó. Khi người chăn dê ăn thử loại quả màu đỏ đó anh ta đã xác nhận công hiệu của nó. Sau đó các thầy tu đã đi xem xét lại khu vực ăn cỏ của bầy dê và phát hiện ra một loại cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào. Họ uống nước ép ra từ loại quả đó và tỉnh táo cầu nguyện chuyện trò cho đến tận đêm khuya. Như vậy có thể coi rằng nhờ chính đàn dê này con người đã biết được cây cà phê.
Cuộc viễn chinh của cà phê
Bằng chứng đáng tin cậy nhất của việc uống cà phê hoặc kiến thức về cây cà phê xuất hiện vào giữa thế kỷ 15, trong các tu viện Sufi của Yemen (Ả rập). Những nhà buôn đã mang cây cà phê Arabica khởi nguồn từ Ethiopia đến thành phố cảng Mocha (tức thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay). Từ Yemen cà phê đã tỏa đi Ấn Độ, Ý, sau đó đến Châu Âu, Indonesia và châu Mỹ
Hà Lan và Indonesia đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử trồng cà phê. Vào đầu thế kỷ 17, một thương gia người Hà Lan đã mang về một số cây cà phê từ Yemen. Hững cây cà phê Arabica được trồng và phát triển trong các nhà kính của vườn thực vật Amsterdam. Người Hà Lan sau đó đã mang cây cà phê của họ đến các thuộc địa Hà Lan khu vực Đông Ấn – Indonesia ngày nay. Bước đi thành công và có tính bước ngoặt này đã đáp ứng nhu cầu của châu Âu bằng loại cà phê Java vào năm 1719 và ảnh hưởng to lớn đến sản xuất cà phê toàn cầu.
Lịch sử cây cà phê ở Việt Nam.
Ở Viêt Nam cây cà phê có một chặng đường lịch sử xưa cũ cùng những biến động thăng trầm của đất nước. Từ thời kì thực dân pháp đô hộ nước ta đến nay cà phê đã là biểu tượng tự hào của những người làm nông nghiệp Việt Nam, trở thành loại hạt có giá trị xuất khẩu cao nhất nước, bên cạnh các loại nông sản khác như lúa, tiêu, điều..
Khởi đầu lịch sử cà phê Việt Nam
Ngành cà phê Việt Nam được đánh dấu từ năm 1857 do các thầy tu mang về trồng tại nhà thờ ở Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum. Đến năm 1888, đồn điền cà phê đầu tiên được người Pháp khởi sự nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở vùng ven sông. Tiếp đến cây cà phê được trồng thêm ở các vùng Tây Bắc, Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắc, Lâm Đồng (Theo wikipedia)
Đến năm 1930 chúng ta đã có 5.900 ha diện tích trồng cà phê và đến thập kỷ 60 nước ta đã phát triển một số nông trường quốc doanh về cà phê ở các tỉnh phía Bắc như vùng Sơn La – Tây Bắc. Đặc biệt trong khoảng thời gian này thì những năm 1964 -1967 diện tích trồng cà phê đạt mức cực đại với 13.000 ha. Khi mới bắt đầu trồng quy mô lớn, cây cà phê chỉ đạt năng suất là 400- 600 kg/ha.
Giai đoạn sau năm 1975
Sau 1975, cây cà phê ở Việt Nam mới được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên. Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Giai đoạn này phải kể đến các kết quả cải cách sau năm 1986, doanh nghiệp tư nhân được nhân rộng, dẫn đến một sự phát triển đột biến của ngành công nghiệp chế biến cà phê. Mối liên kết hợp tác giữa người trồng, sản xuất và nhà nước đã đem đến kết quả trong việc xây dựng thương hiệu cà phê thành phẩm và xuất khẩu sản phẩm bán lẻ. Mà điển hình trong giai đoạn này là cà phê Trung Nguyên vào năm 1996 và Highlands Coffee vào năm 1998.
Những đổi mới
Vào cuối những năm 1990, Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất cà phê thứ 2 thế giới sau Brazil, nhưng sản xuất được chủ yếu tập trung vào giống Robusta với chất lượng thua kém Arabica nhằm phục vụ xuất khẩu như dưới dạng cà phê nhân thô, chưa qua chế biến. Trong những năm gần đây các ban ngành, nhà nước đã tìm cách nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, bao gồm việc mở rộng các vùng sản xuất cà phê chè.
Ad xin chia sẻ thêm “tại sao người dân Việt Nam sử dụng cà phê tẩm đậu nành, bắp rang cháy, gia vị,.. v.v cho đến tận hôm nay.”
Trích dẫn từ nguồn: otofun.net
“Sở dĩ có tình trạng cà phê làm từ đậu nành và bắp bởi vì sau 30 tháng 4 1975,
Hai thủ phủ của cà phê ở Việt Nam, lúc bấy giờ, là Ban Mê Thuột và Lâm Đồng đều không được kích thích phát triển trồng trọt.
Cũng như cafe tại hai địa phương đó không được phép đi ra ngoài tỉnh theo chính sách “ngăn sông cấm chợ”!
Vào thời điểm đó đừng nói gì cà phê, tất cả mọi nông sản, xuất khỏi một tỉnh là cả một vấn đề. Thậm chí ngay như thịt heo người ta cũng phải đi buôn lậu!
Ngày nay nếu nói lại những chuyện đó chắc các bác không tin và cho rằng người nói đang nói láo
Chính vì cái chính sách “ngăn sông cấm chợ” và việc quản lý quá tệ, dẫn tới nền kinh tế vô cùng lạc hậu và đình đốn!
Đó là một vể tổng quát của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó con người vẫn có nhu cầu uống cà phê đặc biệt là Sài Gòn cũng như các thành phố lớn của miền Nam, vì người miền Nam có một tập quán uống cà phê đá, cũng như cà phê sữa đá rất phổ biến. Trong khi thức uống phổ thông của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc là nước chè và vối. Do đó để “hài hòa” giữa có cà phê mà uống mà phải có nhiều cà phê, thì người ta đã “phát minh” ra cách làm cà phê từ đậu nành và bắp!
Ngoài ra để cho giống mùi cà phê thì các loại “hương liệu” cũng như phụ liệu người ta cho vào cái cà phê đó như nước mắm, hạt cau, thuốc ký ninh, bơ đầu ( butter oil) v. v…. đều là những phụ gia giúp cho cà phê có vị đắng vì chát, cũng như mùi vị đặc trưng bởi vì nếu các bác để ý đậu nành hay bắp cho dù rang cháy mà vẫn không thể có cái vị đắng hay chat được.
Do đó, buộc lòng người ta mới trộn thêm hạt cau để lấy vị chát và thuốc ký ninh để lấy vị đắng cho gần giống khẩu vị của cà phê thật!
Nếu các bác có cafe Robusta thật ngon và rang đạt chuẩn Espresso, các bác sẽ thấy mùi của nó cũng ngai ngái hơi có mùi nước mắm. Tuy nhiên, mùi không nặng như nước mắm nhưng thoang thoảng vị của nước mắm!
Đó chính là lý do tại sao mà để làm ra cà phê người ta trộn thêm nước mắm vào!
Chưa kể đó pha trộn bắp mà cà phê sẽ có độ lềnh, sánh đặc.
Suốt gần nửa thế kỷ từ năm 1975 cho tới những năm gần đây, người Việt Nam được cho uống hay là bị đầu độc Bởi thứ cà phê mà các bác đã biết và đang uống hàng ngày. Đấy là, chưa kể trong khoảng gần 20 năm lại đây, lại được sự tiếp tay “hợp pháp” của cà phê Trung Nguyên trong việc tạo ra những loại cà phê quái quỷ của họ nữa!
Trong thực tế nếu các bác đã quen uống cà phê của Trung Nguyên hay các loại cà phê đang lưu hành trên thị trường, em nghĩ khó có thể hài lòng được khi uống cà phê nguyên chất!!!”
HƠN 12 NĂM KINH NGHIỆM TRONG NGÀNH CÀ PHÊ CHÚNG TÔI CAM KẾT MANG LẠI GIÁ TRỊ CAO NHẤT CHO QUÝ KHÁCH
Địa chỉ: 34/1A TA12 – P.Thới An – Q.12 – TP.Hồ Chí Minh
Hotline:0903147175 ĐT: (028) 62717175
Trang web: https://rovinacoffee.vn/ – https://rovinacoffee.com/
Email: rovinacoffee@gmail.com
https://www.facebook.com/ROVINACOFFEE/